Sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN đảm bảo hoạt động đào tạo nghề nghiệp hiệu quả – kinh nghiệm từ Thành phố Hải Phòng

Tháng Mười Một : 01-11-2019 Written by : nivet
font size :

Tận dụng các lợi thế hiện có để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực, Hải Phòng đã cụ thể hoá các chủ trương về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của thành phố thông qua sắp xếp hệ thống GDNN một cách toàn diện và hiệu quả, đó là một trong những giải pháp cấp bách hiện nay để bảo đảm về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu sản xuất trong thời kỳ mới, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hải Phòng. Bài viết chia sẻ một số kết quả bước đầu  về việc sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành phố Hải Phòng.

  1. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 27/02/2018 của UBND thành phố về thực hiện Chương trình hành động số 49-CTr/TU ngày 09/01/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (lĩnh vực GDNN), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hải Phòng đã phối hợp với Sở Nội vụ, các sở, ngành liên quan rà soát, xây dựng tiêu chí làm cơ sở đề xuất sắp xếp các cơ sở GDNN công lập thuộc thành phố quản lý theo định hướng của Nghị quyết số 19-NQ/TW, cụ thể: sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm ổn định bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản trị và phát huy thế mạnh từng lĩnh vực hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, trang thiết bị đào tạo; từng bước tinh gọn bộ máy, giảm khung đội ngũ quản lý, bộ phận gián tiếp; thực hiện lộ trình giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, điều hành, đảm bảo tính cạnh tranh, khuyến khích xã hội hóa.

– Về đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đối với cơ sở GDNN trực thuộc; trách nhiệm trong việc lập, giao và thực hiện kế hoạch ngân sách cho công tác GDNN được thực hiện theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020. Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ sở GDNN được thụ hưởng tiến hành thủ tục đầu tư đảm bảo quy định, khai thác tối đa công năng sử dụng và bằng nhiều giải pháp đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực tập nâng cao kỹ năng thực hành nghề.

– Về xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý GDNN:

+ Sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên theo Thông tư số 39/2015/TT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ. Đến nay, Hải Phòng đã có 14 trung tâm GDNN-GDTX quận, huyện được kiện toàn, sắp xếp và đi vào hoạt động ổn định.

+ Triển khai việc bàn giao quản lý Nhà nước đối với các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố. Tại các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, sau khi chuyển giao quản lý nhà nước từ Sở Giáo dục và Đào tạo về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý đã ổn định tổ chức, tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo quy định.

– Về công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp: xây dựng và ban hành các văn bản nhằm pháp tăng cường gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo GDNN để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Năm 2019, trên địa bàn thành phố có 59 cơ sở GDNN, gồm: 16 trường cao đẳng, 17 trường trung cấp, 12 trung tâm GDNN, 14 trung tâm GDNN – GDTX các quận, huyện và 11 cơ sở có hoạt động GDNN.

Bảng 1. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Loại hình cơ sở 2010 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Trường Cao đẳng, Cao đẳng nghề 10 11 11 11 11 16 16 16
Trường Trung cấp, Trung cấp nghề 13 12 10 10 10 17 17 17
TTGDNN, TTGDNN – GDTX 20 26 24 25 26 26 26 26
Cơ sở có hoạt động GDNN 15 13 13 13 13 10 10 11
Tổng 58 62 58 59 59 69 69 70

(Nguồn: Sở LĐTBXH Hải Phòng)

  1. Tuyển sinh

Tổng số tuyển sinh từ 2011 đến 2019 đạt 448.500 người; trong đó, trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng chiếm chủ yếu (79,6%), cao đẳng chiếm 11,8%, trung cấp chiếm 8,6%.

Hình 1. Tuyển sinh theo cấp trình độ

(Nguồn: Sở LĐTBXH Hải Phòng)

Tuyển sinh giai đoạn 2011-2015 đạt 247.500 người; giai đoạn 2016-2019 đạt 201.000 người; tỷ lệ tuyển sinh của các cơ sở GDNN do thành phố quản lý đạt 57%.

Hình 2. Tuyển sinh giai đoạn 2011-2019

(Nguồn: Sở LĐTBXH Hải Phòng)

  1. Giảng viên, giáo viên

Năm 2019, tổng số giảng viên, giáo viên của các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố Hải Phòng là 2.059 người, trong đó, giảng viên dạy nghề cao đẳng chiếm 55,9%, giáo viên trung cấp chiếm 15,4%, và sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng chiếm 28,4%.

Hình 3. Giáo viên chia theo trình độ giảng dạy

(Nguồn: Sở LĐTBXH Hải Phòng)

Giảng viên, giáo viên có trình độ Cử nhân/Kỹ sư chiếm tỷ lệ cao nhất (41,8%); trong khi trình độ Tiến sỹ chỉ chiếm 1%

Hình 4. Giáo viên chia theo trình độ được đào tạo và trình độ giảng dạy

(Nguồn: Sở LĐTBXH Hải Phòng)

  1. Đội ngũ cán bộ quản lý GDNN tại các cơ sở GDNN

Hiện tại có 616 cán bộ quản lý trong số 59 cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố, trong đó 212 người trong Ban Giám hiệu/Ban Giám đốc, 404 người là cán bộ quản lý các Phòng, Khoa, đơn vị trực thuộc, bộ phận. Hầu hết cán bộ quản lý tại các cơ sở GDNN đều thực hiện kiêm nhiệm giảng dạy.

  1. Chương trình, giáo trình đào tạo

100% các nghề đào tạo trình độ cao đẳng đều được các cơ sở GDNN xây dựng chương trình đào tạo theo quy định. Tuy nhiên, đến nay một số chương trình đào tạo chi tiết vẫn chưa được hoàn thiện, mới chỉ dừng lại ở Chương trình tổng quát, đảm bảo để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN.

Trình độ trung cấp cũng đang hoàn thiện chương trình đào tạo chi tiết theo Luật Giáo dục nghề nghiệp; hiện mới khoảng 35% số chương trình đào tạo chi tiết mới các trường trung cấp ban hành, chủ yếu vẫn là chương trình đào tạo tổng quát.

Về chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng đều được các cơ sở GDNN phối hợp với doanh nghiệp, người sử dụng lao động chủ động xây dựng và ban hành theo quy định.

  1. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

Khối các trường cao đẳng có diện tích đất trung bình đạt 66.000m2/trường; khối các trường trung cấp có diện tích đất trung bình đạt 12.350m2/trường và khối trung tâm trung bình đạt 8.617m2/trung tâm.

Các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố đều có phòng học lý thuyết kiên cố, xưởng thực hành đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo cơ bản. Hầu hết các trường cao đẳng, trung cấp đều có 1 thư viện

Thiết bị đào tạo được tập trung đầu tư cho nghề trọng điểm; cho đến nay, mức độ đầu tư về thiết bị đào tạo đối với mỗi nghề cơ bản đạt khoảng từ 40-50% so với yêu cầu đạt chuẩn nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo gắn với yêu cầu của người sử dụng lao động, đảm bảo sau khi tốt nghiệp người học nghề được tuyển dụng hoặc có thể khởi nghiệp bằng chính nghề được đào tạo; đồng thời góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp cận với mặt bằng chung theo từng cấp độ đào tạo của nghề trọng điểm đã được phê duyệt. Ngoài ra, các cơ sở đều chủ động huy động từ nhiều nguồn vốn khác để đầu tư tăng cường các điều kiện phục vụ đào tạo cho các nghề khác.

  1. Xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp

Thành phố đã huy động các nguồn lực trong xã hội và cộng đồng quốc tế cho phát triển giáo dục nghề nghiệp. Sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề nhằm tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho đào tạo nghề; ưu tiên các Dự án vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là các Dự án hỗ trợ kỹ thuật; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị; phát triển chương trình, học liệu; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhà giáo GDNN (bao gồm cả nhà giáo trong các cơ sở tư thục).

Khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làng nghề trong việc phát triển giáo dục nghề nghiệp dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cho cơ sở GDNN; liên kết với các cơ sở GDNN để học sinh được thực tập nghề trong thực tiễn sản xuất (kể cả trong việc đào tạo nâng cao tay nghề cho giáo viên); hỗ trợ mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề (vay vốn tín dụng; cấp hoặc cho thuê đất xây dựng trường; miễn, giảm thuế…).

Đánh giá chung

Trong những năm qua, công tác GDNN trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã chuyển đổi tập trung đào tạo theo hướng từ “cung” sang “cầu”; các cơ sở GDNN đều xác định rõ mục tiêu đào tạo là hướng chủ yếu vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học của người học, xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu sử dụng lao động của địa phương, ngành. Hệ thống các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố được định hướng và điều chỉnh dần về cơ cấu, trình độ nghề đào tạo và mở rộng các nghề đào tạo phát triển theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, từng bước phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Từ đó có sức lan tỏa và thu hút nhiều HSSV trong và ngoài thành phố đến học nghề, đảm bảo cung cấp nhân lực có chất lượng, góp phần quan trọng phát triển KTXH theo hướng CNH-HĐH và hội nhập quốc tế của thành phố.

Phùng Lê Khanh

Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp

Tin tức khác

Phát triển đào tạo nghề nghiệp tại Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp

Phát triển đào tạo nghề nghiệp tại Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp

3 Tháng Bảy 2019

Tóm tắt: Bài viết đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (mạng lưới, tuyển sinh, tốt nghiệp, giáo viên và cán bộ quản lý, công tác đảm bảo chất lượng dạy nghề,…), những mặt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất […]

Lao động trực tiếp sản xuất của ngành Dệt may, da giày – Thực trạng và giải pháp

Lao động trực tiếp sản xuất của ngành Dệt may, da giày – Thực trạng và giải pháp

28 Tháng Tám 2019

Lao động trực tiếp sản xuất của ngành dệt may, da giày được đánh giá là sẽ chịu nhiều tác động từ những thay đổi của khoa học công nghệ trong thời gian tới. Để nhận diện chinh xác những ảnh hưởng đó. Bài viết trình bày thưc trạng và đề xuất một số giải […]

No Image

NĂNG LỰC/KỸ NĂNG CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ TRỌNG ĐIỂM – MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

12 Tháng Ba 2021

NĂNG LỰC/KỸ NĂNG CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ TRỌNG ĐIỂM – MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Phùng Lê Khanh Email: plkhanh@gmail.com Lê Thị Hồng Liên Email: lelien212@gmail.com Tóm tắt: Bài viết cung cấp một số thông tin về năng lực/kỹ năng của lao động qua đào tạo nghề trọng điểm và đưa ra một […]

02439745020