Lao động trực tiếp sản xuất của ngành Dệt may, da giày – Thực trạng và giải pháp

Tháng Tám : 28-08-2019 Written by : nivet
font size :

Lao động trực tiếp sản xuất của ngành dệt may, da giày được đánh giá là sẽ chịu nhiều tác động từ những thay đổi của khoa học công nghệ trong thời gian tới. Để nhận diện chinh xác những ảnh hưởng đó. Bài viết trình bày thưc trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động ngành dệt may, da giày trong thời gian tới

  1. Thực trạng

Dệt may – da giày là ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, mang lại giá trị xuất khẩu lớn, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động. Năm 2018, có 1,26 triệu lao động là “thợ” làm công việc trực tiếp sản xuất sản phẩm của ngành dệt may – da giày, trong đó, lao động là Thợ may, thợ cắt quần áo, thợ thuộc da lông thú và thợ làm mũ chiếm tỷ lệ cao nhất (54,3%); tiếp đến là Thợ may, thợ thêu và các thợ có liên quan (21,8%); Thợ đóng giầy và các thợ có liên quan chiếm tỷ lệ 19,8%; các lao động khác (Thợ thủ công dệt vải, da và các nguyên liệu có liên quan; Thợ làm và cắt mẫu áo quần và các mẫu có liên quan; Thợ làm nghề bọc ghế và các thợ có liên quan; Thợ thuộc da sống, thợ thuộc da và thợ chuyên lột da lông thú) chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ (dưới 2%).

Hình 1. Lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm của ngành dệt may – da giày

Đơn vị: %

(Nguồn: Điều tra Lao động – Việc làm 2018, Tổng cục Thống kê)

Tuy nhiên, lao động trực tiếp sản xuất của ngành này chủ yếu lại là lao động phổ thông (không có trình độ chuyên môn kỹ thuật), chiếm tỷ lệ lớn (91,3%); lao động có trình độ Trung cấp và Sơ cấp chiếm tỷ lệ tương ứng 2,7% và 2,6%; lao động có trình độ Cao đẳng và Đại học trở lên chiếm tỷ lệ dưới 2%.

Hình 2. Lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm của ngành dệt may – da giày chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị: %

 

(Nguồn: Điều tra Lao động – Việc làm 2018, Tổng cục Thống kê)

Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đào tạo 06 nghề liên quan đến ngành này ở 3 cấp trình độ (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp), bao gồm các nghề: May thời trang (khoảng 7000 người được đào tạo tại 54 cơ sở giáo dục nghề nghiệp), Công nghệ may (khoảng 1500 người được đào tạo tại 12 cơ sở), Công nghệ may và thời trang (khoảng 1600 người được đào tạo tại 12 cơ sở), Thiết kế thời trang (khoảng 1000 người được đào tạo tại 18 cơ sở), May công nghiệp (khoảng 2700 người được đào tạo tại 31 cơ sở đào tạo) và Công nghệ sợi, dệt (khoảng 180 người được đào tạo tại Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật VINATEX Thành phố Hồ Chí Minh).

Năm 2018, trong một nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp tại 76 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, da giày cho thấy:

– Đánh giá về năng lực/kỹ năng chuyên môn của lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp này, người lao động đáp ứng được khoảng 85% yêu cầu của doanh nghiệp (với mức điểm đánh giá 5 điểm là đáp ứng tốt và 1 điểm là hoàn toàn không đáp ứng).

Hình 3. Năng lực/kỹ năng của lao động

Đơn vị: điểm

(Nguồn: Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp)

– Khoảng 20% doanh nghiệp trả lời khó tuyển dụng lao động có tay nghề vào làm việc trong ngành này, và nguyên nhân chủ yếu là do trình độ tay nghề của lao động không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, nên khi tuyển dụng được lao động vào làm việc thì gần 70% doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo tại chỗ cho người lao động với thời gian đào tạo khoảng 1-3 tháng và chủ yếu là đào tạo năng lực chuyên môn/nghiệp vụ và kỹ năng an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.

  1. Giải pháp

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành dệt may, da giày trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần có một số giải pháp cụ thể như sau:

1. Có chính sách đặc thù liên kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo các nghề liên quan đến lĩnh vực dệt may, da giày nhằm xác định trách nhiệm và khuyến khích tất cả các bên liên quan tham gia đầu tư và tổ chức các hoạt động đào tạo nghề cho lao động.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khi liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo, cần đẩy mạnh việc giao lưu, tham quan, thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất để sinh viên có cơ hội hiểu biết thêm về ngành nghề, sự phát triển của ngành và thực tế sản xuất, những thông tin hữu ích từ doanh nghiệp để từ đó xác định được mục tiêu, động cơ và thái độ học tập cũng như việc tự đánh giá bản thân trước những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao từ nhà tuyển dụng để sau khi ra trường có đầy đủ kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. 

Đối với doanh nghiệp, cần chủ động trong việc phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình. Có những chính sách đặc thù nhằm thu hút lao động, đặc biệt là những lao động giỏi. Doanh nghiệp liên kết với các cơ sở đào tạo để có chiến lược đào tạo phù hợp riêng với nhu cầu của doanh nghiệp mình.

2. Xây dựng hệ thống thông tin, thống kê về nhu cầu lao động qua đào tạo về giáo dục nghề nghiệp đối với ngành dệt may, da giày để cung cấp dữ liệu cho tất cả các đối tác có liên quan (cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, học sinh, sinh viên tốt nghiệp, người lao động) trong việc xây dựng kế hoạch, ngành nghề đào tạo, các dịch vụ học nghề, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm.

3. Đổi mới nội dung, chương trình, và phương pháp đào tạo theo hướng sát với nhu cầu thực tế của ngành và của doanh nghiệp, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Đây là hướng đột phá nhằm tăng nhanh quy mô lao động có kỹ thuật và đào tạo bổ sung các kỹ năng mới trong thiết kế và phát triển sản phẩm của lao động ngành dệt may, da giày.

Phùng Lê Khanh

Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp

Tin tức khác

Phát triển đào tạo nghề nghiệp tại Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp

Phát triển đào tạo nghề nghiệp tại Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp

3 Tháng Bảy 2019

Tóm tắt: Bài viết đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (mạng lưới, tuyển sinh, tốt nghiệp, giáo viên và cán bộ quản lý, công tác đảm bảo chất lượng dạy nghề,…), những mặt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất […]

Sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN đảm bảo hoạt động đào tạo nghề nghiệp hiệu quả – kinh nghiệm từ Thành phố Hải Phòng

Sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN đảm bảo hoạt động đào tạo nghề nghiệp hiệu quả – kinh nghiệm từ Thành phố Hải Phòng

1 Tháng Mười Một 2019

Tận dụng các lợi thế hiện có để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực, Hải Phòng đã cụ thể hoá các chủ trương về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của thành phố thông qua sắp xếp hệ thống GDNN một […]

No Image

NĂNG LỰC/KỸ NĂNG CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ TRỌNG ĐIỂM – MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

12 Tháng Ba 2021

NĂNG LỰC/KỸ NĂNG CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ TRỌNG ĐIỂM – MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Phùng Lê Khanh Email: plkhanh@gmail.com Lê Thị Hồng Liên Email: lelien212@gmail.com Tóm tắt: Bài viết cung cấp một số thông tin về năng lực/kỹ năng của lao động qua đào tạo nghề trọng điểm và đưa ra một […]

02439745020