Nâng cao năng lực Nghiên cứu Khoa học của cơ sở Giáo dục nghề nghiệp

Tháng Ba : 16-03-2021 Written by : trungtamdaotaoboiduong
font size :

Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho nhà giáo cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định số 1369/QĐ-TCGDNN ngày 28/09/2018 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp:

 

  1. MỤC TIÊU
    1.1. Mục tiêu chung

Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học đặc biệt năng lực nghiên cứu khoa học ứng dụng cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau chương trình này học viên có năng lực:

– Hiểu và vận dụng được những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu khoa học để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (NCKH)

– Xây dựng đề tài nghiên cứu;

– Tổ chức thực hiện được một đề tài nghiên cứu khoa học

– Đánh giá và ứng dụng kết quả NCKH

– Thuyết trình, báo cáo kết quả NCKH

– Ứng dụng CNTT trong NCKH

  1. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

– Cán bộ nghiên cứu, giảng viên;

– Cán bộ quản lý khoa học của cơ sở GDNN.

III. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

3.1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

a) Chương trình: Gồm 5 mô đun (cụ thể trong chương trình)

b) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian của toàn bộ chương trình là 56 giờ, trong đó phân chia có:

+ Lý thuyết: 24 giờ

+ Thảo luận, thực hành: 24 giờ

+ Ứng dụng, thực hành : 8 giờ

3.2. Cấu trúc chương trình

TT Tên chuyên đề/định hướng nội dung Tổng số giờ Lý thuyết Thực hành,  thảo luận, tư nghiên cứu
Mô đun 1

(MĐ1)

Những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp 8 4 4
Mô đun 2

(MĐ2)

Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học 16 8 8
Mô đun 3

(MĐ3)

 Đánh giá và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học 8 4 4
Mô đun 4

(MĐ4)

Ứng dụng CNTT trong hoạt động NCKH (Khai thác phần mềm ứng dụng trong hoạt động NCKH) 16 8 8
Mô đun 5

(MĐ5)

Ứng dụng viết thuyết minh đề cương nghiên cứu 8 0 8
Tổng cộng 56 24 32

 

  1. I YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC MÔ ĐUN

4.1. Yêu cầu đối với việc biên soạn tài liệu giảng dạy

a) Tài liệu các mô đun phải được biên soạn logic, dễ hiểu, dễ nhớ và được mô hình hóa. Thiết kế, biên soạn tài liệu phải trên cơ sở các lý thuyết và thực tiễn thực hiện chức năng và nhiệm vụ hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

b) Nội dung các mô đun khi biên soạn phải phù hợp với đối tượng; đảm bảo cập nhật các kiến thức, kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ khoa học;

c) Các mô đun phải được biên soạn theo kết cấu mở để tạo điều kiện cho việc cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới, quy định mới giáo dục nghề nghiệp.

d) Tài liệu giảng dạy cần có hệ thống câu hỏi thảo luận, bài tập tình huống cho mỗi mô đun.

e) Tài liệu tham khảo và trích dẫn trong tài liệu giảng dạy phải đúng quy định.

4.2. Yêu cầu đối vi giảng dạy

a) Giảng viên

– Giảng viên giảng dạy phải đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGD&ĐT ngày 06/6/2011 của liên bộ Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc những nhà quản lý, nhà khoa học có khả năng sư phạm, có nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

– Giảng viên cần đầu tư nghiên cứu tài liệu, tập hợp các tình huống điển hình trong thực tiễn để soạn tài liệu giảng dạy nhằm đảm bảo giảng dạy có chất lượng, sát với chức trách, nhiệm vụ quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp .

b) Phương pháp giảng dạy

– Sử dụng phương pháp tích cực, lấy học viên làm trung tâm, đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; các mô đun được thực hiện theo hình thức tọa đàm, có phần trình bày chung, phần trao đổi, thảo luận, phần tóm tắt, kết luận nội dung và rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng trong thực tiễn công việc được giao;

– Sử dụng triệt để thời gian thảo luận, thực hành dành cho mỗi mô đun, có đúc rút bài học kinh nghiệm.

4.3. Yêu cầu đối với việc học tập của học viên

a) Hiểu rõ vị trí, chức trách, nhiệm vụ và những yêu cầu, mục tiêu của khóa học.

b) Kết thúc khóa học, học viên tiếp thu các kiến thức, kỹ năng hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao phương pháp làm việc, hiệu quả công tác đáp ứng yêu cầu đối với cán bộ, nhà giáo làm công tác nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

  1. ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP
  2. Đánh giá kết quả học tập thông qua bài thu hoạch hoặc bài kiểm tra từng mô đun và bài thực hành cuối khóa (MĐ5), chấm theo thang điểm 10; học viên nào không đạt được điểm 5 trở lên thì phải kiểm tra lại.

2. Học viên được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học được xác nhận là đủ kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tin tức khác

Chia sẻ kinh nghiệm trong tiếp cận các dịch vụ đào tạo nghề cho lao động nữ di cư

Chia sẻ kinh nghiệm trong tiếp cận các dịch vụ đào tạo nghề cho lao động nữ di cư

3 Tháng Mười 2022

       Lao động nữ di cư là một trong những đối tượng được coi là nhóm lao động yếu thế, rất dễ bị tổn thương hoặc có thể nhanh chóng rơi vào tổn thương khi đứng trước các biến động kinh tế – xã hội, đặt biệt là lao động nữ di cư […]

Nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

26 Tháng Ba 2021

Sáng ngày 10/10/2019 tại Ninh Bình, Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp tổ chức Khai giảng lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tham dự khai giảng lớp có lãnh đạo Viện Khoa […]

KỸ NĂNG SỐ, KHUNG KỸ NĂNG SỐ VÀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐ TRONG GDNN

KỸ NĂNG SỐ, KHUNG KỸ NĂNG SỐ VÀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐ TRONG GDNN

25 Tháng Ba 2021

Bài viết đã được đăng trên Tạp chí Giáo dục nghề nghiệp Số 81 – Tháng 6/2020 ISN: 2354-0583 Abstract for Digital Skills – Framework – Enable of intergate digital skills in Viet Nam VET Rate this post

02439745020