VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN XÂY DỰNG QUY HOẠCH, ĐỀ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Tháng Ba : 12-03-2021 Written by : nivet
font size :

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN XÂY DỰNG QUY HOẠCH, ĐỀ ÁN

LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Tên gọi: Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp;

Tên giao dịch quốc tế: National Institute of Vocational Education and Training;

Tên viết tắt: NIVT;

Trụ sở: Tầng 14, Tòa nhà làm việc Liên cơ quan Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, số 3, ngõ 7, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại:                                 0243 9745020

Fax:                                            0243 9745020

Website:                                     nivet.org.vn

Email:                                         khgdnn@molisa.gov.com

1. Chức năng

Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu ứng dụng và chuyên giao kết quả nghiên cứu phục vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; đào tạo sau đại học và tham gia  bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, tư vấn, thực nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, trụ sở tại Hà Nội.

Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp có Hội đồng khoa học được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ

Trình Tổng Cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng khoa học dài hạn và hàng năm về giáo dục nghề nghiệp.

Nghiên cứu cơ bản, chiến lược, quy hoạch, các cơ chế, chính sách giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng, hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Nghiên cứu phát triển chương trình, phương pháp đào tạo, thiết bị và học liệu.

Nghiên cứu phát triển khung các trình độ, tiêu chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn đào tạo; hệ thống đánh giá và công nhận kỹ năng nghề quốc gia.

Nghiên cứu phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng, quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng các kết quả nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, thực hiện chuyển giao công nghệ đào tạo nghề nghiệp.

Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp.

Điều tra, thống kế, phân tích và dự báo phục vụ nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục nghề nghiệp

Liên kết đào tạo trình độ sau đại học theo quy định. Tham gia bồi dưỡng và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng ứng dụng khoa học và công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp. Phối hợp các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm cho nhà giáo, người dạy tại các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Xuất bản và phát hành tạp chí, các ẩn phẩm, thông tin, tư liệu về giáo dục nghề nghiệp.

Thực hiện các hoạt động tư vấn và dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn theo quy định.

Tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, các công trình nghiên cứu về giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

Hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế trong nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

Quản lý công chức, viên chức, người lao động, tài chính và tài sản được giao theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao.

3. Nguồn nhân lực

  • Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và cán bộ giảng dạy

Viện có 28 cán bộ trong đó có: 04 tiến sĩ, 01 nghiên cứu sinh, 20 thạc sĩ, và LĐHĐ. Nguồn nhân lực tại Viện là nhà khoa học, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên, phần lớn nguồn nhân lực của Viện đã từng tham gia giảng dạy, quản lý tại các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

  • Bổ sung nguồn nhân lực của Viện có mạng lưới cộng tác viên nghiên cứu là các Giáo sư, Phó giáo sư, tiến sĩ ở các viện nghiên cứu, các trường đại học chuyên ngành, các chuyên gia nguyên là Lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
  • Đơn vị hợp tác nghiên cứu

Với vai trò là cơ quan nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu ứng dụng về lĩnh vực GDNN, Viện đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực GDNN. Hiện nay, Viện đã và đang duy trì mạng lưới hợp tác quốc tế bao gồm nhiều đối tác quốc tế như: Viện Đào tạo nghề Liên bang Đức (BiBB), Viện Nghiên cứu Giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET), Viện trình độ chuyên môn Thái Lan (TPQI), Chương trình Đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Viện hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ 2, …

4. Kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn xây dựng quy hoạch, đề án liên quan đến giáo dục nghề nghiệp

Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp đã tham gia và thực hiện nhiều đề tài cấp Nhà nước, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực GDNN với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước cũng như các đề án về quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN với các tỉnh/thành phố.

Qua các công trình nghiên cứu, đội ngũ nghiên cứu viên của Viện đã tiếp cận và từng bước áp dụng các phương pháp nghiên cứu tiên tiến. Đội ngũ nghiên cứu viên của Viện đã được tham dự các khóa học về các phương pháp, công cụ nghiên cứu do chuyên gia nước ngoài giảng dạy và đã áp dụng các kiến thức thu nhận được vào các công trình nghiên cứu.

Các hoạt động liên quan đến tư vấn xây dựng quy hoạch, đề án mà Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp đã, đang thực hiện và tham gia thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng trong 10 năm qua:

Tên dự án Tên chủ đầu tư Thời gian thực hiện
1. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình đến năm 2020 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Bình 2010
2. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thanh Hóa 2010
3. Chiến lược phát triển dạy nghề 2011-2020 2011
4. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 Tổng cục Dạy nghề 2011
5. Đề án đổi mới dạy nghề Tổng cục Dạy nghề 2011
6. Quy hoạch phát triển mạng lưới trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội 2011 – 2012
7. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Ninh Thuận 2012 – 2013
8. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bà Rịa – Vũng Tàu 2014
9. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Ninh 2014
10. Đề án nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Bình và hội nhập quốc tế đến năm 2025 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Bình 2018-2019
11. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hải Phòng 2018-2019
12. Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 2020
13. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 2020

Tin tức khác